Hướng dẫn làm trọng tài bóng đá chi tiết từ A-Z
Tháng bảy 8, 2022Trọng tài đóng vai trò như vị thẩm phán trong mỗi trận bóng đá. Mỗi trận đấu sẽ có 2 tổ trọng tài, mỗi người sẽ nắm giữ vai trò riêng nhưng họ là 1 tập thể hỗ trợ lẫn nhau. Mục đích cuối cùng là giữ đúng luật chơi, mang lại sự công bằng trong môn thể thao vua. Tuy nhiên, để trở thành người cầm cân nảy mực cho mỗi trận bóng thì trong tài phải đảm bảo nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết dưới đây của patrickstmun.com sẽ hướng dẫn làm trọng tài bóng đá chi tiết nhất.
I. Trọng tài bóng đá là ai?
Trọng tài là người đưa ra quyết định cuối cùng cho các tình huống trong bóng đá. Họ có mặt từ đầu đến cuối, luôn theo dõi sát sao trận đấu. Những quyết định của trọng tài quyết định là quyết định cuối cùng, buộc các cầu thủ và huấn luyện viên phải tuân theo. Vì thế mà họ có trách nhiệm vận hành trấu đấu cùng với ban tổ chức cùng như Liên đoàn bóng đá trong nước và khu vực.
Để trở thành trọng tài thì họ phải trải qua các khóa học, đào tạo về thể lực theo tiêu chuẩn mà liên đoàn bóng đá thế giới đưa ra. Nếu trọng tài chính gặp vấn đề, không thể tiếp tục điều khiển trận đấu thì sẽ cân nhắc trọng tài phụ thay thế.
Trọng tài có trang phục riêng, khác với trang phục mà các cầu thủ 2 đội trên sân mặc. Còi, cờ và thẻ là những vật dụng, ký hiệu để trọng tài đưa ra quyết định của mình.
II. Hướng dẫn làm trọng tài bóng đá qua ký tự
Để có thể trở thành trọng tài bóng đá, bạn cần học những ký hiệu quen thuộc mà các trọng tài thường sử dụng trên sân cỏ. Bên cạnh các ký hiệu bằng cờ, bạn cũng sẽ thấy những ký hiệu bằng tay như chỉ tay về phía trước, chỉ tay song song… Dưới đây là những ký hiệu của trọng tài giúp họ điều khiển trận bóng chính xác và linh hoạt.
1. Hai tay song song về phía trước
Khi có một đội phạm lỗi nhỏ thì ký hiệu lợi thế sẽ được trọng tài đưa ra. Ký hiệu này của trọng tài có ý nghĩa là thông báo đội được hưởng lợi, trận đấu không bị trì hoãn mà vẫn diễn ra bình thường.
Khi có những pha phạm lỗi nặng, trọng tài sẽ thổi còi để thông báo tạm dừng trận đấu. Theo đó, đội bị phạm lỗi sẽ được trọng tài xem xét có được hưởng quả đá phạt hay không.
2. Thổi còi và tay chỉ về phía trước
Theo hướng dẫn làm trọng tài bóng đá thì đây là ký hiệu tay ra hiệu sẽ có một quả phạt trực tiếp. Trọng tài sẽ thổi còi và chỉ tay về phía trước, góc độ giơ tay không có quy ước là bao nhiêu. Tay sẽ hướng về đội tấn công được hưởng quả đá phạt.
Khi thấy cầu thủ đội kia chạm tay vào bóng thì trọng tài có quyền gia quả đá phạt cho đội trưởng đội bóng này.
3. Thổi còi và tay chỉ vào chấm phạt đền
Có thể thấy đây là ký hiệu của trọng tài bóng đá rất quen thuộc. Nó có nghĩa là một đội bóng sẽ được hưởng quả đá phạt đền. Lúc này, trọng tài sẽ thổi còi lâu hơn bình thường.
Nếu cầu thủ phạm lỗi trong khu vực vòng cấm của đối phương thì trọng tài sẽ trao quả phạt đền cho đội kia. Tình huống này tương đương như việc cầu thủ đảm nhận vị trí phòng ngự chơi bóng bằng tay.
Cầu thủ thực hiện quả đá penalty sẽ phải đối mặt trực tiếp với thủ môn của đội bạn.
4. Thổi còi và chỉ tay lên trời
Đây là ký hiệu cho biết sắp có quả đá phạt gián tiếp. Theo đó, trọng tài sẽ giơ tay lên trời trong khoảng vài giây để giải thích đội bóng nào được hưởng.
Khi cầu thủ của đội này chuyền bóng về cho thủ môn nhưng thủ môn lại lấy tay chạm bóng. Lúc này trọng tài sẽ đưa ra ký hiệu để đội kia hưởng quả đá phạt gián tiếp do lỗi chuyền bóng.
5. Thổi còi và giơ thẻ lên cao
Ký hiệu này có nghĩa là một đội có cầu thủ nào đó phạm lỗi và phải nhận thẻ phạt theo hướng dẫn làm trọng tài bóng đá. Tùy vào mức độ phạm lỗi mà trọng tài sẽ quyết định giơ thẻ vàng hay thẻ đỏ.
6. Đưa 2 tay lên và ra hiệu 2 tay chạm vào nhau
Điều này có nghĩa là có cầu thủ nào đó đã để bóng chạm vào tay. Theo đó, trận đấu sẽ bị tạm dừng và đội đối phương có quyền nhận bóng. Nếu lỗi này xảy ra trong vòng cấm địa thì đội bạn sẽ được hưởng một quả phạt đền.
7. Trọng tài vẽ hình chữ nhật bằng 2 tay lên không trung
Khi có tình huống nghi ngờ, trọng tài sẽ cho tạm dừng trận đấu và sử dụng ký hiệu này để yêu cầu sử dụng VAR, với mục đích là xem lại tình huống để có được quyết định chính xác cuối cùng với hai đội. Bên cạnh đó, nếu có penalty xảy ra thì trọng tài cũng sử dụng ký hiệu này để xem xét kỹ tình huống.
8. Trọng tài phất cờ và chỉ về 1 hướng
Theo hướng dẫn làm trọng tài bóng đá thì đây là ký hiệu của trọng tài biên. Điều này có nghĩa là hướng trọng tài chỉ sẽ là hướng cầu thủ ném biên, hướng tấn công của đội được quyền ném biên. Lúc này trọng tài cần đến gần điểm bóng ra biên để phất cờ.
9. Trọng tài dùng cờ chỉ vào góc
Khi có quả phạt góc xảy ra, trọng tài biên sẽ chạy đến cột cờ góc và chỉ xuống vị trí này. Lưu ý, trọng tài biên chỉ được phép dùng cờ mà không cần đến còi.
10. Trọng tài phất cờ lên cao
Khi thấy trọng tài biên phất cờ lên cao, cánh tay vuông góc với sân thì đây là tình huống việt vị. Trận đấu vẫn tiếp tục diễn ra bình thường nếu trọng tài chính không thổi còi.
11. Trọng tài giơ tay tạo thành hình chữ nhật với cờ
Đây là ký hiệu xin trọng tài chính tạm dừng trận đấu để thực hiện sự thay đổi người từ phía các đội bóng. Tư thế này sẽ được giữ trong khoảng 5 đến 10 giây. Lưu ý cả hai trọng tài biên trong trận đấu đều phải thực hiện động tác này.
III. Làm trọng tài bóng đá có dễ không?
Làm trọng tài sẽ khó đối với những người không am hiểu về luật bóng đá. Ngược lại, vị trí này sẽ dễ với những ai được đào tạo chuyên sâu, có trách nhiệm với công việc.
Bởi trọng tài là người hoàn toàn chịu trách nhiệm với những quyết định của mình với trận đấu mà họ phụ trách. Không ai có thể thay đổi quyết định của trọng tài, cho dù đó là đại diện đội bóng hay các cầu thủ thi đấu.
Để làm được trọng tài, đòi hỏi bạn cần có cái đầu lạnh, sự tỉnh táo cùng với đối mắt nhanh nhạy và đọc tình huống tốt. Bên cạnh đó, trọng tài cũng cần đến sức bền và sự dẻo dai của đôi chân để có thể chạy trong thời gian trận đấu diễn ra.
Trong nhiều tình huống, trọng tài còn là người hòa giải những căng thẳng của các cầu thủ hai bên. Để giao tiếp với các cầu thủ trên sân bóng thì trọng tài cũng là người hiểu nhiều ngôn ngữ bởi nhiều trận đấu các cầu thủ có sự khác biệt về ngôn ngữ.
Trên đây là những hướng dẫn làm trọng tài bóng đá dành cho người mới, cũng như một số kiến thức cơ bản mà các trọng tài cần nắm được. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về môn thể thao vua. Nếu yêu thích vị trí trọng tài thì đừng ngần ngại thử sức mình nhé.