Loạn thị là gì

Loạn thị là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Tháng Bảy 6, 2022 By Phong Vương Off
Loạn thị không phải là căn bệnh hiếm gặp, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy loạn thị là gì, nguyên nhân và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng patrickstmun.com theo dõi bài viết dưới đây nhé.

I. Tìm hiểu loạn thị là gì?

loan-thi-la-gi

Loạn thị là bệnh liên quan đến mắt phổ biến ở nhiều người

Loạn thị là một tật phổ biến ở mắt. Khi đó giác mạc của người loạn thị có hình dạng khác thường, những tia sáng thay vị tụ lại ở một điểm thì sẽ bị khuếch tán trên vùng võng mạc, khiến cho hình ảnh thu được bị nhòe, có hình dạng méo mó.
Loạn thị có 2 dạng chính, đó là:
  • Loạn thị giác mạc: đây là tình trạng giác mạc người bệnh bị lệch
  • Loạn thị thấu kính: đây là tình trạng ống kính bị lệch
Người mắc tật loạn thị thường mắc thêm những tật khác của mắt kèm theo như viễn thị, cận thị. Loạn thị không thể tự hồi phục mà chúng có thể thay đổi mức độ nặng hay nhẹ theo thời gian.

II. Nguyên nhân gây ra bệnh loạn thị

Như đã chia sẻ khi giải thích loạn thị là gì, đây là tật khúc xạ xảy ra khi độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể không đồng đều, trơn láng. Theo các chuyên gia nhãn khoa, nguyên nhân gây ra loạn thị có thể là do di truyền, hoặc xuất hiện sau một chấn thương liên quan đến mắt, hay sinh thiếu tháng, người mắc bệnh Keratoconus.

Từ đó, có thể thấy những người có người thân mắc chứng loạn thị hoặc rối loạn khác ở mắt, những người từng trải qua phẫu thuật thủy tinh thể… thì có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn. Ngoài ra tuổi tác cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật loạn thị. Thực tế, những người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người trẻ.

loan-thi-la-gi

Loạn thị thường là do di truyền hoặc tuổi tác

Triệu chứng của loạn thị có thể khác nhau tùy theo người mắc. tuy nhiên, hầu hết các trường hợp xảy ra đều có những dấu hiệu sau:
  • Hình ảnh nhìn thấy bị nhòe, méo mó cho dù vật đó nằm ở khoảng cách xa hay gần.
  • Khó nhìn hơn ở trong không gian tối
  • Thường mỏi mắt, hay nheo mắt
  • Khi nhìn tập trung sẽ cảm thấy đau đầu.

III. Phương pháp điều trị loạn thị

Đối với những trường hợp loạn thị bẩm sinh và cấp độ nhẹ thì việc điều trị là không cần thiết. Người bệnh chỉ cần ăn uống đủ chất, giữ thói quen sinh hòa điều độ và hạn chế sử dụng những thiết bị điện tử quá lâu để tránh tình trạng nhức mỏi mắt.
Vậy, nếu tình trạng bệnh nặng hơn thì phương pháp điều trị loạn thị là gì? Với những trường hợp này, các bác sĩ nhãn khoa sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng bệnh và sử dụng một trong những phương pháp điều trị sau:

1. Sử dụng kính thuốc

Phương pháp này có tác dụng là điều chỉnh độ cong không đồng đều của giác mạc giúp cho điểm sáng được hội tụ tại một điểm duy nhất trên võng mạc.
Sử dụng kính thuốc cũng chính là biện pháp phổ biến nhất hiện nay, bởi dễ thực hiện và không để lại biến chứng về sau. Các loại kính thường được sử dụng là kính áp tròng, kính mắt.

2. Phẫu thuật khúc xạ

loan-thi-la-gi

Phẫu thuật là phương pháp điều trị phù hợp với người bị loạn thị nặng

Đối với những người bệnh mắc loạn thị khá cao mà phương pháp kính thuốc không thể điều trị được thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật khúc xạ là phương pháp được can thiệp bởi tia laser hoặc dao vi phẫu để định hình lại giác mạc đã bị cong. Một số phương pháp phẫu thuật được sử dụng phổ biến như LASIK, PRK, LASEK…

3. Kinh Ortho

Đây là một loại kính áp tròng dạng cứng dành cho người bị loạn thị nặng với chứng năng là định hình giác mạc trong thời gian chờ đợi phẫu thuật khúc xạ. Kính Ortho chỉ đeo vào ban đêm và không nên bỏ khỏi mắt trong thời gian quá lâu để tránh trường hợp giác mác về hình dạng lỗi.

IV. Một số mẹo hay phòng loạn thị hiệu quả

Với những trường hợp loạn thị bẩm sinh thì rất khó để có thể phòng ngừ được. Ngược lại, nếu bạn sinh ra đã có đôi mắt khỏe mạnh thì hãy bảo vệ “cửa sổ tâm hồn”, hạn chế tật loạn thị bằng một số cách sau:

1. Tập thể dục cho mắt

Bạn hãy thư giãn cho mắt sau nhiều giờ ngồi làm việc với thiết bị điện tử bằng cách phóng tầm nhìn của mắt ra khoảng không gian rộng, xa và có nhiều ánh sáng. Dành khoảng 3 phút để massage mắt nhẹ nhàng sau giờ làm việc.

2. Bổ sung các vitamin tốt cho mắt

loan-thi-la-gi

Không nên sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu

Việc bổ sung các vitamin tốt cho mắt như vitamin C, vitamin E, vitamin A… là rất cần thiết.
Vitamin C có tác dụng tốt trong việc chống oxy hóa, bạn có thể bổ sung thông qua các loại trái cây, rau của vào thực đơn hàng ngày. Các bác sĩ khuyến cáo lượng vitamin C cần thiết hàng ngày mà mỗi người nên bổ sung là từ 75 đến 90mg.
Vitamin E cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường sức đề kháng cho đôi mắt. Theo các bác sĩ, trẻ em từ 14 tuổi trở lên và người lớn cần bổ sung khoảng 15mg vitamin E mỗi ngày. Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú thì nên bổ sung 19mg vitamin E. Loại vitamin này có nhiều trong các loại hạt, bơ, ngũ cốc…

3. Sử dụng nghệ

Trong nghệ có curcumin, đây là một thành phần chống viêm và kháng khuẩn tốt. Bên cạnh đó, nghệ cũng chứa nhiều vitamin C, E, A, giúp tăng cường lượng máu đến mắt. Vì thế, bạn chỉ cần pha một thìa tinh bột nghệ với nước ấm, uống 2 lần/ngày để bổ sung những vitamin, dưỡng chất trên.

4. Duy trì những thói quen tốt

Như chúng tôi đã đề cập nguyên nhân gây ra loạn thị là gì, những tác nhân vật lý không phải là nguyên nhân gây ra tật này ở mắt. Nhưng có thể làm tăng độ loạn thị, triệu chứng của bệnh. Ví dụ, bạn sử dụng máy tính, điện thoại quá lâu hay hút thuốc, uống rượu thường xuyên cũng ảnh hưởng đến hoạt động của đôi mắt. Do đó, việc duy trì những thói quen tốt là điều rất cần thiết.

5. Đi khám mắt định kỳ

Tạo thói quen đi khám mắt định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện ra những tật về mắt sớm, từ đó có các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Thông thường, bạn nên đi khám định kỳ khoảng 6 tháng/lần.
Thông qua những biện pháp phòng và cách điều trị trên đây hy vọng bạn đã hiểu rõ loạn thị là gì. Qua đó, từ bỏ những thói quen xấu, tạo những thói quen tốt để có được đôi mắt khỏe mạnh nhé.