Bánh mì Việt Nam: Món ăn bình dân khẳng định văn hóa Việt
Tháng mười một 17, 2023Bên cạnh món bánh mì baguette lâu đời của Pháp, bánh mì Việt Nam cũng được rất nhiều chuyên gia ẩm thực đánh giá cao về độ hấp dẫn, sáng tạo và nổi tiếng trên khắp thế giới. Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng patrickstmun.com tìm hiểu các thông tin liên quan đến món ăn đường phố được rất nhiều du khách ưa thích khi đến với mảnh đất chữ S này nhé.
I. Thông tin về bánh mì Việt Nam
Bánh mì Việt Nam là món ăn Việt nam với phần vỏ bánh mì bên ngoài da giòn, ruột mềm để bao trùm lấy phần nhân bánh thơm ngon. Tùy vào văn hóa ở từng nơi hay sở thích cá nhân thì phần nhân bánh không hề cố định mà có thể biến tấu làm sao cho phù hợp với thị hiếu của từng nơi.
Phần nhân bánh truyền thống bao gồm chả lụa, cá, thực phẩm ăn chay, hay mứt trái cây, ăn kèm với nhiều loại nguyên liệu phụ như pate, bơ, rau,ớt và đồ chua giải ngấy.
Bánh mì là đồ ăn nhanh bình dân được đông đảo người dân Việt Nam ưa thích bởi giá thành không quá cao mà hương vị lại rất ngon, phù hợp với đa số khẩu vị của người dân Việt.
II. Nguồn gốc của bánh mì
Một số nhà nghiên cứu cho rằng món bánh mì đã có mặt tại Việt Nam từ khoảng 150 năm về trước. Bánh mì có nguồn gốc từ bánh baguette của Pháp, được họ đưa vào miền Nam Việt Nam từ những năm của thế kỷ 20. Sau này, bánh mì bắt đầu phổ biến và lan rộng ra khắp các tỉnh miền Trung và miền Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn.
Ban đầu người miền bắc gọi bánh mì baguette là bánh tây, còn miền Nam thì gọi là bánh mì. Thời điểm đó, người dân ở Sài Gòn đã biến tấu món bánh baguette to lớn của Pháp thành phiên bản nhỏ và ngắn với chiều dài rơi vào khoảng 30-40 cm hơn rồi kết hợp với phần nhân đa dạng.
Bánh mì Việt Nam được nhiều người biết đến nhiều hơn khi mà cửa hàng bánh mì của ông Hòa, bà Tịnh xuất hiện năm 1958. Bà Tịnh là người từng làm cho hãng thịt nguội chuyên cung cấp cho nhà hàng Pháp ở Hà Nội nên đã quyết định mở nên một cửa hàng bánh mì, thit nguội để phục vụ nhu cầu của người dân bản xứ.
Mãi đến năm 1975, những cuộc di cư vượt biển của người dân mảnh đất hình chữ S đã đưa bánh mì phổ biến hơn ở nhiều quốc gia và trên toàn thế giới. Có thể nói, bánh mì Sài Gòn vẫn là hương vị khó quên trong lòng bao người con đất Việt mặc dù theo thời gian, bánh mì đã có mặt ở 3 miền Bắc, Trung Nam.
III. Đặc điểm của bánh mì Việt Nam
1. Phần bánh
Phần bánh có vỏ giòn, màu vàng của bánh nướng không quá đậm, có phần nứt nứt ở bên ngoài. Bánh “giòn vỏ mềm ruột” có độ dài khoảng 30 cm, dài hơn gang tay của người bình thường.
Khi chế biến để kết hợp với nhân bánh, bánh thường sẽ được xẻ dọc theo phần thân và giữ nguyên ổ nên vỏ cần mỏng giòn để điều chỉnh được lực cắt sao cho đẹp mắt nhất.
2. Phần nhân
Nhân bánh không có sự cố định mà thay đổi tùy vào từng vùng miền, nhưng đa số sẽ gồm các thành phần như sau: nguyên liệu chính từ động vật (chả lụa, thịt heo quay, xíu mại, giò heo, pate), các loại rau (dưa leo, rau mùi, đồ chua), gia vị ( muối, hạt tiêu, bơ) và nước sốt ( xì dầu, nước mắm, nước tương).
Có thể nói, chính sự đa dạng các loại nhân và gia vị đặc trưng ở Việt Nam, thứ mà những thứ mà người nước ngoài không mấy quen thuộc chính là bí mật khiến chiếc bánh mì trở nên nổi tiếng, nhận được sự yêu thích từ bạn bè khắp nơi trên thế giới.
Bánh mì Việt Nam sau khi chế biến xong cần phải thưởng thức ngay để cảm nhận vị nóng hổi, thơm ngon, mới ra lò của nó. Tránh để lâu khiến vỏ bánh mềm, nhão ruột, không giữ được độ ngon vốn có.
IV. Bánh mì là món ăn bình dân khẳng định văn hóa Việt
Cho tới nay, bánh mì kẹp thịt vẫn là món ăn phổ biến và được yêu thích của người Việt Nam, đặc biệt là giới sinh viên và người lao động vì sự tiện lợi, giá thành rẻ và lại cực kì nhanh gọn. Bánh mì là món ăn dân dã có mặt ở khắp các con phố lớn nhỏ ở các tỉnh thành Việt Nam. Người Việt có thể ăn bánh mì cho bữa ăn chính trong 3 bữa sáng, trưa hay tối mà không hề thấy ngán chút nào.
Minh chứng cho sức hút của món bánh mì Việt Nam đó là chúng ta có thể tìm thấy khắp nơi ở nhiều tỉnh thành phố không chỉ ở trong nước mà còn lan rộng ra nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc…. Bánh mì cũng là món ăn có mặt trong từ điển Oxford sau Phở. CNN đưa bánh mì thịt vào danh sách 24 loại bánh mì (sandwich) ngon nhất thế giới, Top 50 món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Năm 2012 bánh mì mang danh hiệu “món sandwich ngon nhất thế giới” do báo The Guardian “phong tặng”. Ngày 24/3/2020 bánh mì Việt tiếp tục được vinh danh khi nằm trên giao diện trang chủ Google tại hơn 10 quốc gia. Không chỉ vậy, tạp chí National Geographic còn từng ca ngợi Bánh Mì Việt Nam là một trong 11 món ăn đường phố ngon nhất…
Có thể nói, bánh mì là một trong những niềm tự hòa trong văn hóa ẩm thực của người dân Việt Nam. Dù nó chỉ là món ăn đường phố bình thường nhưng hương vị đặc biệt, thơm ngon của ổ bánh mì Việt Nam đã làm “mê hoặc” không biết bao người dân trên thế giới.
V. Tổng kết
Mặc dù món bánh mì Việt Nam có xuất xứ từ món bánh baguette của Pháp tuy nhiên được người dân sáng tạo để tạo nên nét đặc trưng riêng đại diện cho văn hóa ẩm thực Việt Nam. Mong là sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có được nhiều thông tin hơn về món ăn nổi tiếng của đất nước hình chữ S này rồi nhé.